Nấm tâm trúc đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm tâm trúc ngon bổ

Nấm tâm trúc là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm tâm trúc. Cách dùng nấm tâm trúc ngon bổ tránh tác
dụng phụ của nấm tâm trúc. Hình ảnh của nấm tâm trúc. Giá nấm tâm trúc bao nhiêu tiền 1kg?
Nấm tâm trúc là gì?
Nấm tâm trúc có tên khoa học là Dictyophora indusiata. Ngoài ra nấm còn được gọi với các tên khác như: Nấm nữ hoàng, nấm măng
hoa,… Nấm tâm trúc là một trong những loại nấm quý hiếm nhất thế giới. Nấm tâm trúc là một loại thực phẩm cao cấp, có nhiều lợi ích
cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, loại nấm này còn chứa nhiều giá trị dược tính quý giá, có công dụng ngăn ngừa và chữa trị một
số căn bệnh.
Đặc điểm của nấm tâm trúc
Nấm tâm trúc thường được mọc tự nhiên ở những nơi có đất ẩm ướt. Nấm được cấu tạo bởi 3 phần: Phần chóp, thân và mạng nấm.
Phần chóp nấm thường có màu xanh lá đậm hoặc nâu đen, thân nấm hình trụ và mạng nấm là lớp dạng lưới xòe rộng bao phủ thân
nấm

Khi còn nhỏ: Phần chóp của nấm thường có màu nâu đậm hoặc đen. Ở chóp nấm thường có một lớp chất nhầy bao phủ.
Khi trưởng thành: Từ chóp nấm bung nở ra một lớp mạng giống như những mắt lưới được đan vào nhau. Lớp mạng này thường có màu
vàng hoặc trắng, bao phủ từ chóp xuống chân nấm. Lớp mạng này thường được ví với lớp ‘’màng lưới che mặt’’ của các mỹ nhân cung
đình thuở xưa. Vì thế, hình dạng và màu sắc của nấm tâm trúc trông đẹp, lộng lẫy hơn rất nhiều so với các loại nấm khác. Đó cũng là lý
do khiến nấm này còn được gọi là nấm nữ hoàng.
Điều đặc biệt ở nấm tâm trúc là phần chóp nấm có chất nhầy phát ra mùi hôi thối. Đặc điểm này của nấm thường thu hút ruồi, muỗi
đến đậu. Vì vậy, khi nấm trưởng thành nếu không thu hái kịp lúc, nấm tâm trúc sẽ rất nhanh chóng bị thối rữa.
Nấm tâm trúc mọc ở đâu?
Nấm tâm trúc thường sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên. Nấm thường mọc ở các gốc cây lớn, có lớp lá mục dày, ẩm ướt. Nấm
xuất hiện nhiều ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia ở khu vực Châu Á.
Loại nấm này khi mọc trong tự nhiên sẽ cho lợi ích tốt hơn so với được nuôi nhân tạo. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nấm tâm trúc
ngày càng cao nên loại nấm này đã được nghiên cứu và nuôi trồng thành công ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc đang là nước sản xuất lượng nấm tâm trúc lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nấm ở đây được sử dụng chủ yếu ở
dưới dạng nấm sấy khô.
Ở Việt Nam, nấm tâm trúc thường được tìm thấy ở những bờ ruộng, bụi tre hay bên bờ sông, những nơi ẩm ướt. Loại nấm này mọc
hoang rất nhiều ở khu vực Long An. Năm 2004, mẫu nấm này đã được Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu đem về lưu
trữ, phân lập và nuôi trồng. Vào tháng 10 năm 2005, trung tâm đã nuôi trồng thành công loại nấm này.

Nấm tâm trúc sinh trưởng như thế nào?

Thời gian sinh trưởng của nấm tâm trúc khá nhanh. Thông thường, nấm chỉ mất khoảng hơn 2 tháng để phát triển thành quả thể. Thời
gian tính từ khi nấm đã có quả thể li ti đến khi trưởng thành chỉ tầm 4 – 5 ngày. Nấm tâm trúc trưởng thành cao khoảng 8 – 10cm.

Nấm tâm trúc cũng là loại nấm có thời gian thu hái ngắn nhất. Chỉ thu hái nấm trong khoảng 3 ngày sau khi trưởng thành. Bởi vì, phần
chóp nấm có mùi hôi thối thu hút côn trùng nên rất nhanh chóng bị thối rữa.

Công dụng của nấm tâm trúc
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Chiết xuất từ nấm tâm trúc đem lại cho cơ thể con người vô vàn những lợi ích quý giá. Đặc
biệt hơn, hoạt chất trong nấm tâm trúc còn có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Nấm tâm trúc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa
Nấm tâm trúc chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn, chống viêm. Các thành phần dược tính trong nấm phát huy công dụng rất tốt
trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi,…
Ngoài ra, nấm tâm trúc còn sản sinh hợp chất có lợi cho đường ruột, cải tạo thành ruột non. Do đó, nấm còn ngăn ngừa và chữa trị các
bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nấm tâm trúc còn giúp bổ não, bổ phổi và ổn định căn bệnh huyết áp.
Người bệnh gout có nên ăn nấm tâm trúc?
Bệnh gout (gút) là một dạng thường gặp của viêm khớp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều acid uric trong máu. Do điều kiện kinh tế ngày
càng phát triển, con người xuất hiện thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý nên bệnh gout ngày càng tăng.
Nấm tâm trúc chứa hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng protein dồi dào, ngang với thịt cá. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng của nấm
tâm trúc còn có: Vitamin B, phốt pho, kali, kẽm, đồng, mangan,…. Vì vậy, những người bị bệnh gout cần giảm lượng đạm trong bữa ăn
thì nên thêm nấm tâm trúc vào khẩu phần ăn hàng ngày. Loại nấm này cung cấp cho người bệnh các dưỡng chất cần thiết mà không
gây tích đạm, tích mỡ thừa.
Nấm tâm trúc ngăn ngừa và điều trị ung thư
Viện nghiên cứu dược phẩm tại Thượng Hải – Trung Quốc sau khi tiến hành các thử nghiệm về chất polysaccharide cho thấy:
Polysaccharide có thể chống lại được sự tạo thành mạch máu bằng cơ chế tác dụng nhất định. Chất này còn có khả năng làm ức chế sự
sinh trưởng, phát triển của những tế bào ung thư trong cơ thể.

Polysaccharide được tìm thấy nhiều trong thành phần của nấm tâm trúc. Vì thế, thêm nấm tâm trúc vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể
ngăn ngừa được căn bệnh ung thư quái ác. Bên cạnh đó, nấm tâm trúc còn có khả năng hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư rất tốt,
đặc biệt là ung thư vú.
Ăn nấm tâm trúc giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nấm tâm trúc có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi, dễ hấp thụ. Thường xuyên ăn loại nấm này làm tăng sức đề kháng, tăng
cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các món chế biến từ nấm rất thích hợp để bồi bổ cho người mới ốm dậy nhanh phục hồi. Bên cạnh đó,
nấm còn có hàm lượng chất xơ cao, đây chính là ‘’thực phẩm vàng’’ để gìn giữ vóc dáng cho phái đẹp.

Lưu ý khi sử dụng nấm tâm trúc
Nấm tâm trúc là loại nấm lành tính, cách sử dụng cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau đây để có thể tận dụng
được tối đa lợi ích của loại nấm này cũng như tránh được những cách sử dụng gây hại.
Cách chọn nấm tâm trúc ngon
Đối với nấm tươi: Sử dụng nấm tâm trúc tươi vừa giữ lại được vị tươi ngon lại tránh được nấm bị ngâm tẩm hóa chất. Khi chọn mua
nấm tươi, các bạn cần lưu ý quan sát màu sắc của nấm. Cần tránh mua những cây nấm bị dập, nát và chuyển màu thâm đen. Nếu cắt
đôi thân nấm hoặc bấm nhẹ vào chóp nấm mà thấy có dịch màu trắng sữa chảy ra thì đó là nấm chứa độc.

Đối với nấm khô: Thị trường nấm tươi khá khan hiếm nên nấm tâm trúc chủ yếu được bán dưới dạng nấm khô. Nấm khô thường có
thân màu trắng, xốp, lớp màng vẫn còn nguyên vẹn và có màu vàng nhạt. Khi chọn mua nấm khô, các bạn cần lưu ý thông tin về
nguồn gốc xuất xứ của nấm. Nên chọn mua nấm khô ở các cơ sở thực phẩm uy tín, có kiểm định để tránh mua phải hàng kém chất
lượng.
Cách bảo quản nấm tâm trúc
Đối với nấm tươi: Nên ăn ngay sau khi mua về để đảm bảo nguyên vẹn được vị tươi ngon của nấm. Nếu không chế biến hết, cần cắt bỏ
chân nấm, sau đó bọc nấm vào giấy báo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Đối với nấm khô: Bảo quản nấm trong túi ni lông hàn kín miệng, để nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sơ chế nấm tâm trúc cần lưu ý gì?
Nấm tâm trúc tươi:
Nấm chỉ sống được trong môi trường sạch, không có độc hại nên khi sơ chế không cần rửa nấm quá kỹ. Loại nấm này có thân xốp
nên khi rửa kỹ nấm dễ bị ngấm nước, khi chế biến sẽ bị nhạt và dễ nhũn.
Khi sơ chế cần cắt, gọt phần gốc của nấm vì phần gốc nấm dễ bị nhiễm khuẩn.
Nấm tâm trúc khô

Nấm khô trước khi chế biến cần ngâm trong nước lạnh khoảng 1 – 2 tiếng để nấm nở hoàn toàn. Nếu ngâm nấm với nước ấm sẽ tiết
kiệm được thời gian. Tuy nhiên cách này sẽ làm mất đi 1 phần dưỡng chất của nấm.
Nấm sau khi ngâm nở hoàn toàn thì rửa lại một lần nữa bằng nước sạch rồi đem để ráo.
Nấm tâm trúc có giá bao nhiêu?
Nấm tâm trúc là một loại nấm khá quý hiếm nên giá thành của nấm cũng cao hơn hẳn so với các loại nấm thông thường. Hiện tại, trên
thị trường, nấm tâm trúc đang được bán với giá 380.000đ/kg. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các cơ sở bán nấm tâm trúc kém chất
lượng. Vì vậy, cần lựa chọn mua nấm ở các cơ sở bán thực phẩm uy tín, có kiểm định. Chỉ nên mua nấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Món ngon từ nấm tâm trúc
Nấm tâm trúc không chứa chất độc hại nên rất được ưa chuộng trong các món ăn hàng ngày. Nấm có mùi thơm, vị ngọt nhẹ và khi ăn
rất giòn. Loại nấm này có thể chế biến thành rất nhiều món như: súp, món chay, xào, lẩu,…
Súp nấm tâm trúc hải sản
Vị giòn dai của nấm kết hợp với vị ngọt bùi của hải sản tạo nên một món súp thơm ngon bổ dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi

Chuẩn bị nguyên liệu làm món nấm tâm trúc xào thịt bò
150g thịt bò.
1 gói nấm tâm trúc khô.
100g nấm rơm .
1 củ hành tây, 1 củ cà rốt.
2 quả ớt sừng.
Rau mùi, hành lá, tỏi.
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.
Tiến hành làm nấm tâm trúc xào thịt bò
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò thái miếng mỏng vừa ăn sau đó ướp thịt với ½ thìa tỏi băm, ½ thìa nước mắm, ½ thìa hạt tiêu. Ướp thịt khoảng 10 phút
để thịt ngấm gia vị.
Nấm tâm trúc ngâm nước cho nở sau đó thái miếng dạng sợi vừa ăn.
Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ chân nấm và thái miếng vừa ăn
Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái dạng múi nhỏ. Cà rốt nạo vỏ rồi xắt miếng mỏng vừa ăn. Nếu muốn ngấm gia vị hơn thì có thể bào
cà rốt thành dạng sợi.
Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Ớt sừng tỉa hoa hoặc cắt thành lát mỏng.
Bước 2:
Phi thơm tỏi băm với 1 chút dầu ăn sau đó trút thịt bò vào xào với lửa to cho thịt săn lại, đổ ra 1 đĩa riêng.
Dùng chảo vừa xào thịt để xào hành tây, cà rốt và nấm.
Trút phần thịt bò vừa xào trước đó vào chảo rau củ, đảo đều tay sau đó rắc vào chút hạt tiêu, hành lá rồi tắt bếp.
Bước 3:
Trút thịt bò xào nấm ra đĩa, trang trí bằng rau mùi và ớt sừng. Món này có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc bánh mì đều ngon.
Nếu muốn món ăn thêm phần đậm đà và dậy mùi hơn, có thể chấm với một chén mắm ớt ngon.
Lưu ý khi chế biến các món ăn từ nấm tâm trúc
Nấm tâm trúc khô sau khi ngâm nở cần rửa thật sạch lại bằng nước lạnh. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như hóa chất trong
quá trình sấy khô nấm. Nên ngâm nấm bằng nước lạnh để giữ lại được chất dinh dưỡng trong nấm.
Không nên chế biến nấm trong các dụng cụ bằng nhôm. Các hoạt chất trong nấm khi tác dụng với nhôm sẽ khiến nấm ngả màu
thâm đen. Hơn nữa, điều này dễ làm sản sinh nhiều chất có hại cho sức khỏe. Nên chế biến nấm trong chảo inox hoặc xoong nồi
bằng thủy tinh.
Nấm là thực phẩm có thân xốp, mềm và dễ bị nát, nhũn. Khi chế biến nên để lửa to để nấm không bị chảy nước. Khi đó, nấm sẽ
giữ được vị giòn ngọt của nó.
Không nên chiên, xào nấm với quá nhiều dầu mỡ. Lượng dầu mỡ quá nhiều sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm.
Hơn nữa, món ăn có quá nhiều dầu mỡ sẽ gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,Nấm cần được nấu chín kỹ. Tuy nấm là loại thực phẩm nhanh chín nhưng khi nấu vẫn cần lưu ý nấu nấm chín hẳn. Điều này giúp
loại bỏ được những chất độc hại cho cơ thể có trong nấm.
Không dùng các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, nước lạnh khi ăn nấm. Nấm có tính âm nên khi dùng chung với các loại nước
thanh nhiệt dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu,…
Triệu chứng ngộ độc nấm
Biểu hiện ngộ độc nấm thường xảy ra sau khi ăn nấm từ 6 – 40 giờ.
Khi ăn nấm mà có hiện tượng chóng mặt, nôn mửa, đi ngoài liên tục thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi. Bởi
vì đó là những triệu chứng ngộ độc nấm khá nguy hiểm. Khi có những triệu chứng trên thì hầu hết chất độc từ nấm đã ngấm vào
máu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nấm tâm trúc. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và gia đình.